Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Sắc màu trung tính cho không gian nội thất nhà bạn

ội thất không gian cho gia đình cần mang đến sự bình yên, thư giãn nhất dành cho các thành viên của gia đình. Vì vậy, các kiến trúc sư luôn tư vấn khách hàng của mình lựa chọn gam màu trung tính để hoàn thiện mái ấm của mình. Dưới đây là cách sử dụng Sắc màu trung tính cho không gian nội thất.

sắc màu trung tính cho không gian nội thất

1.Nội thất có gam màu trung tính

Nội thất gam màu trung tính là sự phối trộn hài hòa hợp lý giữa 4 màu sắc là trắng, đen, xám, nâu be tạo nên tổng thể thanh lịch và tinh tế. Chính sự nhã nhặn, dịu mắt của những màu sắc này giúp không gian nhà bạn luôn mát mẻ, thoáng đãng và dễ chịu.
Bước vào không gian như vậy bạn cũng không có cảm giác nhàm chán, đơn điệu bởi sự kết hợp màu khá tốt giúp cho không gian thêm rộng rãi, nhẹ nhàng, phù hợp với những không gian diện tích nhỏ.
Bạn có thể lựa chọn tường và sàn nhà màu xám, trắng hoặc vân gỗ sáng nếu muốn thêm chút ấm áp cho không gian nhà. Nội thất gỗ thường là vân gỗ với mặt phẳng đơn giản, hạn chế họa tiết cầu kì, giữ yếu tố đơn giản, cân bằng sắc tố trong không gian. Nếu muốn không gian sắc nét hơn, chọn thiết kế nội thất màu ghi tối cũng sẽ là một gợi ý phù hợp dành cho bạn. Những dải tường trắng kết hợp đồ nội thất xám hoặc vân gỗ sáng là những gợi ý hoàn hảo cho căn hộ của bạn.

2. Kết hợp với ánh sáng và đồ trang trí.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn sở hữu mái ấm hoàn hảo. Hãy tận dụng triệt để nguồn sáng tự nhiên nhằm giữ không khí luôn tươi mới và thoáng đãng. Những ô cửa sổ kính với rèm trắng hẳn sẽ là lựa chọn phù hợp giúp ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua mỗi ngày.
Nội thất trang trí nên ưu tiên sử dụng sản phẩm nguồn gốc tự  nhiên, thô mộc và đơn giản. Một vài cây xanh, thảm trải sàn bằng nỉ, hay sofa vải sẽ là gợi ý hoàn hảo cho căn hộ màu trung tính. Nếu muốn cách điệu hơn, bạn cũng có thể chọn chất liệu men, sứ hoặc gạch tăng thêm độ bóng bẩy cho thiết kế nội thất mái ấm của mình.
Xem thêm: Bàn ghế gỗ tự nhiên có những ưu và nhược điểm gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét